Trăm Năm Một Thuở - Giáo Sư-nhà Giáo Nhân Dân-nhà Lý Luận-phê Bình Văn Học Lê Đình Kỵ
Trăm Năm Một Thuở – Giáo Sư-Nhà Giáo Nhân Dân-Nhà Lý Luận-Phê Bình Văn Học Lê Đình Kỵ
Quý bạn đọc đang có trong tay một ấn phẩm dây và nặng. Dày thì số trang cho biết. Nặng thì tùy cảm xúc và sức cấm lên của từng người. “Của tin gọi một chút này làm ghi. Câu thơ thứ 356 trong Truyện Kiều, Nguyễn Du vẽ cảnh Kim Trọng nhặt được kim thoa và may mắn gặp lại Thúy Kiều như mối nhân duyên kỳ ngộ “Ràng trăm năm cũng từ đây”.
Thời gian là gi? Vô tận hay định ước. Bách tuế vi kỷ. Trăm năm tính cuộc vuông tròn… Tôi mạo muội đặt những chữ đầu tiên cho tựa đề cuốn sách: Trăm năm một thuở…
LÊ ĐÌNH KỴ, theo gia phả tộc Lê Đình Na Kham tuổi Nhâm Tuất, 1922. Nhưng trong lý lịch công tác, ghi ngày 4-4- 1923, ông sinh ra trong gia đình nông dân. Thân sinh có học qua chữ nho. Đó là một thiệt thòi vị trong nhà không có sách vở thì thư gì. Bù lại, ông có chỉ học tử nhỏ so với chúng bạn. Hết bậc tiểu học, ông ra Huế học ở trường Tư thục Việt – Anh rồi thi đậu tú tài 1. Năm 1944, thi đậu tú tài 2 tại trường Pétrus Ký sau mấy năm đèn sách ở Sài Gòn. Lực học giỏi, ông được phân thưởng của Hoàng hậu Nam Phương – Chính phủ Nam triều.
Trở lại quê nhà Quảng Nam, ông lập thân bằng nghề duyên học. Biến có Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thấy giáo trì Lê Đình Kỵ nhiệt tinh tham gia phong trào thanh niên Phan Anh, hãng hải công tác Bình dân học vụ ở Hội An, rồi gia nhập quân đội.
Chính môi trường này, người trí thức tuổi ngoài hai mươi được giao nhiệm vụ ở cấp tiểu đoàn và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản. Vì lý do sức khỏe, ông xuất ngũ. Từ năm 1952 đến 1954, trở về nghề cũ, dạy học tại trường Trung học Lê Khiết, một trường nổi tiếng của Liên khu V thời chống Pháp.
Tập kết ra miền Bắc, thấy giáo Lê Đình Kỵ dạy học ở trường cấp 3 Nguyễn Trãi (Hà Nội) và trường Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên). Năm 1958, ông được chọn về dạy ở khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau 1975, tử thỉnh giảng, nhà giáo Lê Đình Kỵ trở thành biên chế chính thức của trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1980) nay là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho đến lúc nghỉ hưu.
Một đời gắn bó với giáo dục, Lê Đình Kỵ được Đảng và Nhà ước phong tặng Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân, Huân chương ao động hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Ông mất ngày 24-10-2009, thiếu 13 năm là tròn 100. Lìa cõi thế ở tuổi 87, so với những người nổi tiếng trong Lê Đình chỉ phải 3 là đại thọ.