Tôn Giáo Học
Tôn giáo có lịch sử ra đời từ rất sớm gắn liền với các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người. Mỗi giai đoạn phát triển thường có một kiểu tôn giáo đặc trưng phản ánh điều kiện kinh tế – xã hội của giai đoạn ấy. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội, vì thế đương nhiên nó là sản phẩm của xã hội. Để nghiên cứu tôn giáo, xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu tôn giáo, cần thiết phải bắt đầu từ cách tiếp cận lịch đại.
Tôn giáo ra đời cách đây khoảng 10 vạn năm. Sự ra đời của tôn giáo gắn liền với sự ra đời của người Hômôsapiêng (người thông minh) thời nguyên thuỷ.
Tôn giáo thời nguyên thuỷ là sự phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh của giới tự nhiên, sức mạnh ấy hằng ngày, hằng giờ thống trị lên cuộc sống của con người đang còn trong trạng thái mông muội và dã man.
Tôn giáo thời nguyên thuỷ là cách giải thích mang tính thần bí, hư ảo của con người về giới tự nhiên, và sau đó là về xã hội.
Tôn giáo thời nguyên thuỷ mang tính sơ khai, đa thần. Nó tồn tại với các hình thức phong phú như: tôtem giáo, bái vật giáo, vật linh giáo, ma thuật giáo, saman giáo, tín ngưỡng phồn thực,
Lại Thời cổ đại đã chấm dứt tình trạng mông muội và dã man, loài người bước vào thời đại văn minh – thời đại mà với sự phát triển vượt