Free Shipping for Orders over 150USDㅤ✨ Chúc mừng Sachnhanvan.com đã có mặt hơn 200 quốc gia như Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Hàn, và các nước Châu Âu✨ Buy More Get Moreㅤ ✨ㅤ Sale up to 30% ㅤ✨ㅤ Get voucher up to $195ㅤ ✨ㅤ SHOP NOW ⬇
sachnhanvan.com
Cart
Checkout
Hotline 24/7
| English (EN) | USD

Bộ Sách Tâm Lý Học Ataraxia - Hiểu Rõ Tâm Trí, Làm Chủ Cuộc Đời

$32.99 USD
ADD TO CART

“Ý nghĩa của sự điên loạn” - Nhìn nhận “rối loạn tâm thần” trong chính bản chất của chúng, là cách bộc lộ - và đôi khi là khẳng định bản chất sâu thẳm nhất của con người chúng ta.

Bạn đã bao giờ tự hỏi, nỗi đau tinh thần từ đâu mà có? Triệu chứng nào cho thấy bạn đang hoàn toàn bình thường hay có vấn đề về tinh thần? Liệu chúng ta có thể sống mạnh khỏe, hạnh phúc nếu mang trong mình những nỗi đau đó hay không? 

Xã hội phát triển càng nhanh thì sức khỏe tâm thần của con người càng cần nhận được nhiều sự quan tâm và suy ngẫm một cách đúng đắn - khoa học. Với mục tiêu xuyên suốt là thông qua các chứng rối loạn để khám phá bản chất và tình trạng tinh thần của mỗi người, “Ý nghĩa của sự điên loạn” này là một cẩm nang NHẬN DIỆN và XỬ LÝ nỗi đau tinh thần có thể đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá và tự chữa lành trong mình.

Cuốn sách được Neel Burton viết rất chặt chẽ với 6 chương tưởng chừng như không có sự liên quan, nhưng thực tế lại có hàm ý cực kỳ logic trong đó: năm chương đầu tiên, chúng ta cùng tác giả bàn luận về những chứng rối loạn tâm thần thường gặp (rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu), và chương thứ sáu, cũng là chương cuối cùng, nói về tự tử và hành vi tự hại. 

Bằng tri thức tuyệt vời và kinh nghiệm thực tế của mình, Neel Burton đã dẫn dắt và giúp người đọc hiểu đầy đủ về các rối loạn tâm thần theo sự phát triển từ y học nguyên thủy đến y học hiện đại, thông qua các phân tích khách quan và không thiên kiến – với lập luận và dẫn chứng cụ thể, ví dụ minh họa sinh động. Cuốn sách mang đến những góc nhìn mới khi trao đổi về các vấn đề không mới, từ đó trở nên gần gũi hơn với bạn đọc phổ thông. 

Ý nghĩa bìa sách:

Hình ảnh bìa sách được lấy từ tác phẩm Chân dung tự họa cùng mặt nạ của James Ensor (1899) trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Menard, Komaki, Nhật Bản.

Tác giả lựa chọn bức tranh này để sử dụng ở tất cả các phiên bản của cuốn sách như một cách để mời gọi độc giả suy ngẫm về bản chất nhân cách của mình, và có lẽ là so sánh nó với nhân cách của Người họa sĩ, người đứng ngoài lẽ thường, và do đó có nhiều tự do hơn để được là, hoặc trở thành, chính mình

“Ý nghĩa của sự điên loạn - Cách nhận diện nguồn cơn và xử lý những nỗi đau tinh thần sâu trong bạn” là cuốn sách dành cho bất cứ ai. Những bạn đang có mong muốn định hình lại bản thân.

“Ý nghĩa của sự điên loạn - Cách nhận diện nguồn cơn và xử lý những nỗi đau tinh thần sâu trong bạn” của tác giả Neel Burton là cuốn sách nằm trong Bộ sách Ataraxia thuộc Tủ sách Y sinh của Omega+.

(Ataraxia là từ gốc Hy Lạp, chỉ trạng thái nội tâm yên tĩnh, thoát khỏi sự rối loạn, quấy nhiễu trong tâm hồn nhờ sự thấu suốt.)

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 

Tiến sĩ Neel Burton, FRSA – ủy viên Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (RSA)1 – là một bác sĩ chuyên ngành tâm thần học, một người thích rượu vang, hiện sống và giảng dạy tại Oxford, Anh. Ông là ủy viên của trường Green-Templeton, thuộc Đại học Oxford, là chủ nhân của nhiều giải thưởng sách, nổi bật là giải Xuất sắc của World Gourmand Award. Ông thường cộng tác với các tạp chí Aeon và Psychology Today và có nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng. Khi không đọc, viết hay nghiền ngẫm, ông thích nấu ăn, làm vườn, học ngoại ngữ, đi thăm các bảo tàng, vườn cây cũng như du lịch, nhất là tới những vùng làm rượu vang đầy nắng.

 

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT (của giới chuyên môn)

Một cách tiếp cận dễ dàng và chi tiết với một chủ đề phức tạp và thường khó diễn giải như vậy.

-British Neuroscience Association

Cuối cùng, đây là một cuốn sách về những sự mâu thuẫn, một tác phẩm dễ đọc nhưng có thể thách thức quan điểm của bạn về thế giới.

-Medical Journalists' Association

Neel Burton đã thành công rực rỡ, không chỉ trong việc giải thích các loại bệnh tâm thần khác nhau bằng những thuật ngữ đơn giản, mà còn ở bề rộng hiểu biết mà ông mang đến cho các khía cạnh của cuộc sống bên ngoài vòng vây tinh thần.

-British Medical Association Book Awards



 “Trốn và tìm” - Cuốn sách là lời giải thích tuyệt vời về cách chúng ta sử dụng cơ chế phòng vệ tâm lý để bảo vệ bản thân khỏi những 'sự thật đau đớn'.

Sự tự huyễn (‘self-deception’) - con dao hai lưỡi gây ra nhiều bi kịch tột cùng cho nhân loại và đến ngày nay vẫn là một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại. Sự tự huyễn – được coi là những cơ chế phòng vệ của bản ngã, có thể giúp chúng ta sống tốt hơn,  gặt hái được nhiều điều hơn trong cuộc sống nhưng đồng thời, nó cũng làm lộ rõ bản chất, khao khát sâu thẳm của một con người thông qua những vui buồn, giận dữ, sợ hãi, mộng mơ 

Những cơ chế phòng vệ này như chiếc mặt nạ mà trong quá trình trưởng thành - từ một đứa trẻ cho đến khi trở thành người lớn chúng ta dần phải khoác lên để bảo vệ cho sự tồn tại của mình với mong muốn được xung quanh đón nhận, yêu thương, coi trọng. Theo thời gian, những công cụ này  không còn lành mạnh, chiếc mặt nạ không còn phù hợp và dần trở thành rào cản gây nên sự mất kết nối của cá nhân với chính mình, với những người xung quanh và với những niềm vui chân thực ở hiện tại. 

Với “Trốn và tìm”, nét đặc sắc của cuốn sách là ở đó, tác giả Neel Burton lựa chọn luận bàn về sự tự huyễn với hướng tiếp cận từ cơ chế phòng vệ cái tôi, bằng cách viết thẳng thắn, nguồn ví dụ phong phú giúp độc giả có thêm kiến thức và sáng tỏ về một vấn đề tâm lý học đương đại thường bị bỏ ngỏ. Cuốn sách được chia thành năm phần, mỗi phần tương ứng với một loại cơ chế phòng vệ cái tôi xoay quanh một hoạt động căn bản gồm:

  • Trừu tượng hóa
  • Chuyển hóa
  • Trốn tránh bằng gian lận hoặc ảo tưởng
  • Trốn tránh thông qua con người hoặc thế giới; và
  • Phóng chiếu

Không có gì mệt mỏi và về lâu dài, khó chịu hơn việc nỗ lực mỗi ngày để tin vào những điều ngày càng trở nên khó tin. Từ bỏ những nỗ lực này là điều kiện tất yếu để có hạnh phúc vững chắc và lâu bền.

Ý nghĩa bìa sách:

Hình ảnh bìa của cuốn sách được dựa trên tác phẩm The Pilgrim (1966) của Rene Magritte. 

Một nghịch lý mạnh mẽ thường là kết quả của chất lượng minh họa trong những bức tranh của Magritte như The Pilgrim. Ông rất giỏi trong việc tạo ra những hình ảnh khơi dậy những suy nghĩ bất an mặc dù chúng đẹp đẽ vì sự đơn giản và rõ ràng. Chúng kỳ lạ một cách tuyệt vời mặc dù dường như tuyên bố rằng chúng không che giấu điều gì bí ẩn, như đã thấy trong bức The Pilgrim.

“Trốn và tìm – Tâm lý học của sự tự huyễn” là cuốn sách dành cho bất cứ ai. Những bạn đang muốn thoát khỏi sự tự huyễn, những bi kịch trong suy nghĩ của chính bản thân mình.

“Trốn và tìm – Tâm lý học của sự tự huyễn” là cuốn sách nằm trong Bộ sách Ataraxia. thuộc Tủ sách Y sinh của Omega+.

(Ataraxia là từ gốc Hy Lạp, chỉ trạng thái nội tâm yên tĩnh, thoát khỏi sự rối loạn, quấy nhiễu trong tâm hồn nhờ sự thấu suốt.)

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 

Tiến sĩ Neel Burton, FRSA – ủy viên Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (RSA1) – là một bác sĩ chuyên ngành tâm thần học, một người thích rượu vang, hiện sống và giảng dạy tại Oxford, Anh. Ông là ủy viên của trường Green-Templeton, thuộc Đại học Oxford, là chủ nhân của nhiều giải thưởng sách, nổi bật là giải Xuất sắc của World Gourmand Award. Ông thường cộng tác với các tạp chí Aeon và Psychology Today và có nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng. Khi không đọc, viết hay nghiền ngẫm, ông thích nấu ăn, làm vườn, học ngoại ngữ, đi thăm các bảo tàng, vườn cây cũng như du lịch, nhất là tới những vùng làm rượu vang đầy nắng.

 

 

Thiên đường và địa ngục - cuốn sách giúp nhận dạng từng tâm trạng, cảm xúc mà 

chắc chắn bạn sẽ gặp trong đời.

“Kiểm soát cảm xúc là kiểm soát bản thân, và kiểm soát bản thân chính là kiểm soát số phận”. Vượt qua cả lý trí và truyền thống, cảm xúc mới là thứ quyết định sự lựa chọn của mỗi con người, và chẳng gì khiến ta thấy được sống, được làm người hay thấy bị tổn thương nhiều hơn chính cảm xúc của ta. Dẫu vậy, ngạc nhiên làm sao, các cảm xúc bị trường học, rộng hơn là xã hội bỏ lơ, khiến cho hàng triệu cuộc đời không được sống đúng nghĩa. Đã đến lúc vén bức sương mờ và làm chủ cảm xúc, sống đúng cuộc đời mà bạn mong muốn - bắt đầu bằng cuốn sách này.

Với Thiên đường và địa ngục, Tiến sĩ, bác sĩ Neel Burton đã nêu ra 26 loại cảm xúc ta thường bắt gặp cùng những đặc điểm nhận diện và ngộ nhận mà bấy lâu nay ta thường nhầm lẫn, bao gồm: buồn chán, cô đơn, lười nhác, xấu hổ, kiêu hãnh, hợm hĩnh, sỉ nhục, khiêm tốn, biết ơn, ganh ghét, tham lam, mong muốn, hi vọng, tham vọng, giận dữ, kiên nhẫn, tin tưởng, tha thứ, thấu cảm, yêu thương, cười, hôn, tự tôn, kinh ngạc, ngây ngất. Để cuối cùng ta hiểu được cảm xúc mình đang sở hữu và lựa chọn thái độ, cách ứng xử phù hợp với chính cảm xúc của mình.

Tác giả cũng khéo léo đào sâu về quá khứ, tìm hiểu gốc gác từng trạng thái trong tiếng Latin, từng câu chuyện của các triết gia nổi tiếng đến những góc nhìn hiện đại, nhằm cung cấp một cái nhìn rõ nét và giúp bạn đọc hiểu hơn về chính mình, tự giúp mình có một sức khỏe tinh thần vững vàng và hạnh phúc.

Vế bố cục, 26 chương sách theo từng chủ đề được thiết kế có chủ đích để bạn có thể đọc theo đúng thứ tự, bắt đầu với sự buồn chán và kết thúc với đôi chút hi vọng cũng như niềm vui sướng ngây ngất. Tuy vậy mỗi chương đều tương đối độc lập, bạn hoàn toàn có thể đọc qua phần này – phần khác của cuốn sách và tiến theo bất kỳ nhịp độ nào, thậm chí là không cần trình tự gì. 

 “Thiên đường và địa ngục - Tâm lý học về 26 loại cảm xúc” nằm trong Bộ sách Ataraxia, thuộc Tủ sách Y sinh của Omega+, là cuốn sách dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bạn đang cần học cách kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân mình.

(Ataraxia là từ gốc Hy Lạp, chỉ trạng thái nội tâm yên tĩnh, thoát khỏi sự rối loạn, quấy nhiễu trong tâm hồn nhờ sự thấu suốt.)

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 

Tiến sĩ Neel Burton, FRSA Nghệ thuật Hoàng gia Anh (RSA) – là một bác 1 – ủy viên Hiệp hội sĩ chuyên ngành tâm thần học, một người thích rượu vang, hiện sống và giảng dạy tại Oxford, Anh. Ông là ủy viên của trường Green-Templeton, thuộc Đại học Oxford, là chủ nhân của nhiều giải thưởng sách, nổi bật là giải Xuất sắc của World Gourmand Award. Ông thường cộng tác với các tạp chí Aeon, Psychology Today và có nhiều tác phẩm được dịch, sang nhiều thứ tiếng. Khi không đọc, viết hay nghiền ngẫm, ông thích nấu ăn, làm vườn, học ngoại ngữ, đi thăm các bảo tàng, vườn cây cũng như du lịch, nhất là tới những vùng làm rượu vang đầy nắng.

 

 

TRÍCH ĐOẠN HAY/ CÂU QUOTE HAY

  • Những cảm xúc cơ bản được cho là đã tiến hóa để đáp ứng những thử thách về sinh học từ thời tổ tiên xa xưa của chúng ta, và nguyên thủy tới mức bắt rễ sâu xa – trở thành “phần cứng” trong não bộ của chúng ta, từng hoạt động cảm xúc có những đường dẫn truyền thần kinh riêng biệt. Là phần cứng, các cảm xúc cơ bản (đôi khi còn được gọi là “lập trình thụ cảm”) mang tính bẩm sinh, tự động, phản ứng nhanh và kích động các phản ứng có tính sinh tồn cao.
  • Khả năng diễn giải những biểu thị cảm xúc của chúng ta mang tính tự động và không cần phản xạ, thậm chí với cả những cảm xúc mà bản thân ta chưa từng trải qua, hoặc chỉ mới biết một phần. Khả năng đọc biểu cảm dựa trên cơ sở giả thuyết rằng những người khác nhau có chung hoạt động tâm lý giống nhau và giống như chúng ta, và cũng giải thích tại sao chúng ta thấy cẩn trọng khi tiếp xúc với những người thuộc văn hóa, thế hệ hay tầng lớp xã hội khác. Do biểu đạt cảm xúc cơ bản mang tính đồng nhất, sự cẩn trọng ấy chỉ cần thiết với những cảm xúc phức tạp – những điều mà trực giác của chúng ta biết được mà không cần phải suy tính.
  • Cảm xúc cho ta lối đi riêng để đánh giá tình huống, với danh nghĩa cảm xúc nhất thời cho lúc đó. Nhưng đôi khi, khó có thể gọi tên cho cảm xúc hay trải nghiệm cảm xúc, chứ đừng nói tới việc thấu hiểu. Trước tiên, có nhiều cảm xúc hơn là những gì được gọi tên trong ngôn ngữ. Thứ hai, cảm xúc thường hòa trộn cùng những cảm xúc khác hay bị những trạng thái tâm lý khác chế ngự – như là sợ hãi bị áp chế bởi mong muốn hay xung năng trốn chạy, và chỉ được cảm nhận hoàn toàn khi nghĩ lại. Thứ ba, một số cảm xúc đơn giản là quá khó chịu để đào sâu thêm, ít ra là vì làm thế sẽ khiến những cảm xúc còn khó chịu hơn nữa ùa vào.

Cảm xúc không chỉ phản ánh giá trị của chúng ta, mà còn cho phép ta định hình, tiếp nhận và tinh chỉnh nó. Có thể có xúc cảm với một cảm xúc, và xem xét lại nó, củng cố nó. Có cảm xúc nguyên phát tương ứng với nó là cảm xúc thứ phát. Tương tự , một số cảm xúc của ta sáng rõ, trong khi số khác lại mơ hồ và đa nghĩa. Ví dụ như sự yêu mến ta dành cho sự thật, công lý hay cái đẹp được trải nghiệm sâu sắc như chân lý, trong khi sự ngưỡng mộ ta có thể dành cho kẻ mị dân thiếu chân thành khiến ta bất an.

Khi các giá trị bị méo mó, cảm xúc của ta cũng vậy, khiến ta cảm thấy và hành động ngược với những lợi ích lâu dài của chính chúng ta. Thực tế là, chỉ một cảm xúc hay trải nghiệm cảm xúc lãng đãng cũng có thể dễ dàng phá hỏng kế hoạch nửa đời người tốt nhất. Theo nghĩa ấy, cảm xúc được gọi là “gây rối”, nhưng tất nhiên, cảm giác kém thì không thể phá rối nhiều hơn là suy xét kém cỏi. Suy nghĩ và cảm nhận có mối tương quan chặt chẽ, nhiều tới mức khiến chúng ta có thể dùng cảm nhận để xác định suy nghĩ, và với mức độ ít hơn thì, dùng suy nghĩ để xem xét cảm nhận.

RELATED PRODUCTS

SẢN PHẨM VỪA XEM

Corporate group site