Cái Thiện - Hành Trình Kiếm Tìm Tự Ngã Chân Chính
“Tôi lại cho rằng thiện của mỗi cá nhân mới là quan trọng nhất, bởi nó là nên tảng cho mọi thứ thiện trên đời. Vĩ nhân chân chính vốn không phải vì sự nghiệp vĩ đại do ông ta gây dựng nên khiến ông ta trở nên vĩ đại, mà là vì ông phát huy được cá tính mạnh mẽ nhất. Lên núi cao rồi hổ lên một tiếng, thanh âm sẽ vang vọng bốn phương, đó không phải vì thanh âm lớn, mà là vì chỗ đúng cao. Tôi cho rằng người có thể phát huy trọn vẹn đặc điểm riêng của mình sẽ càng trở nên vĩ đại hơn nhiều, so với người quên đi bản phận của mình để luôn chạy đôn chạy đáo vì người khác”.
Thông tin tác giả
Nishida Kitarō
Là triết gia tiêu biểu và có sức ảnh hưởng lớn nhất Nhật Bản trong thế kỷ XX. Sinh ra trong một gia đình hào phú, nhưng sau đó lại gặp phải nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Năm 1884 ông tốt nghiệp trường sư phạm của tỉnh Nishikawa. Năm 1894 ông hoàn thành chương trình học tại khoa triết học của Trường Đại học Văn khoa thuộc Đế quốc Đại học (nay là Đại học Tokyo). Năm 1896 ông trở thành giảng viên giảng | dạy tại trường Cao đẳng Đệ Tử. Ngoài ra ông còn là giảng viên của hàng loạt các trường đại học khác như Đại học Nhật Bản, Đại học Phú Sơn (nay là Đại học Taisho), Đại học Chân Tông Đại Cốc (nay là Đại học Otani), Đại học Khánh Ứng Nghĩa Thục (nay là Đại học Keio) Năm 1940 ông nhận Huân chương Văn hóa do Thiên hoàng ban tặng. Trước đó, năm 1936 trong số ra tháng 1 của tạp chí Tư tưởng đã dành riêng một chuyên đề bàn về “triết học Nishida”.
Lĩnh vực triết học mà Nishida quan tâm được trải rộng trên nhiều phương diện, từ thiện, luân lý học cho tới tri thức luận, bản thể luận, siêu hình học. Cuốn sách Cái thiện được xem là kết tinh tư tưởng của ông.
Ngoài ra ông còn nhiều tác phẩm tiêu biểu khác: Tư duy và trải nghiệm (1915); Trực quan và phản tỉnh trong tự giác (1913-1917); Vấn đề ý thức (1918-1919); Nghệ thuật và đạo đức (1920-1923); Từ cái động đến cái hiển hiện (1923-1927); Giới hạn tự giác của cái có (1930-1932); Vấn đề căn bản của triết học (thế giới hành vi) (1933); Vấn đề căn bản của triết học (thế giới phép biện chứng) (1934)