Chánh Niệm, Hỷ Lạc, Giác Ngộ
$25.99 USD$31.00 USD16% off
Trong Chánh niệm, hỷ lạc và giác ngộ, bạn sẽ tìm thấy một bộ giáo lý kỹ lưỡng tường tận giúp phát triển và đào sâu việc hành thiền, đặc biệt nhằm mục đích nhập định, hay jhāna samādhi, và mở ra những tuệ giác theo sau. Thiền sư Ajahn Brahm mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết kỹ lưỡng và tinh tế về cách chuyển hóa những khó khăn ban đầu và hướng tâm tới trạng thái sướng mê ly, hạnh phúc, khinh an và ổn định sâu của định (jhāna). Sau đó, Thầy chuyển sự chú ý tập trung này để soi sáng tính vô ngã, mang lại sự hiểu biết giải thoát.
108 câu chuyện trong cuốn sách này của Thiền sư Ajahn Brahm được kể lại một cách cuốn hút và đôi khi thật hài hước, có lúc lại thấm thía. Đây là một cuốn sách đã được định sẵn để đọc đi đọc lại và được trân quý, đọc to cho bạn bè và gia đình cùng nghe. Nó sẽ khiến bạn không thể rời mắt!
Trích đoạn nội dung:
1. Khi bạn làm việc với tâm của mình, bạn sẽ thấy nó thật kỳ lạ. Nó có thể làm những điều kỳ diệu và bất ngờ. Những thiền sinh đang gặp khó khăn trong việc đạt được một trạng thái tâm bình an đôi khi bắt đầu nghĩ: “Lại thêm một giờ khó chịu nữa rồi”. Nhưng thường thì điều gì đó kỳ lạ sẽ xảy ra: mặc dù họ e dè trước thất bại nhưng lại đạt được một trạng thái thiền rất an tịnh.
Gần đây, tôi nghe nói về một thiền sinh tham dự khóa nhập thất mười ngày đầu tiên. Sau ngày nhập thất đầu tiên, cậu ấy thấy đau đến mức xin về nhà. Vị thầy hướng dẫn nói: “Tôi hứa với cậu là chỉ cần ở lại thêm một ngày nữa thì cơn đau sẽ biến mất”. Thế là cậu ấy ở lại thêm một ngày nữa, nhưng cơn đau còn trở nên tệ hơn. Vì vậy, một lần nữa cậu ấy lại muốn về nhà. Vị thầy lặp lại lời hướng dẫn của mình: “Chỉ một ngày nữa là cơn đau sẽ biến mất”. Cậu ấy ở lại đến ngày thứ ba, nhưng cơn đau thậm chí còn tệ hơn. Suốt chín ngày đầu tiên, tối nào cậu ấy cũng đến gặp vị thầy và xin về nhà. Và vị thầy vẫn nói: “Chỉ một ngày nữa thôi là cơn đau sẽ biến mất”. Trước sự kinh ngạc của cậu ấy, trong lần ngồi đầu tiên vào buổi sáng của ngày cuối cùng, cơn đau đã biến mất và không còn trở lại. Cậu ấy có thể ngồi lâu mà không đau chút nào. Cậu ấy ngạc nhiên trước tâm tuyệt vời này là gì và sao nó lại có thể tạo ra kết quả bất ngờ đến vậy. Vì vậy, bạn không thể biết được tương lai. Nó có thể rất kỳ lạ, rất khó hiểu, hoàn toàn vượt xa những gì bạn mong đợi. Những trải nghiệm như của thiền sinh này có thể cho bạn trí tuệ và dũng cảm để buông bỏ mọi suy nghĩ và kỳ vọng về tương lai.
2. Trong một khóa thiền thất do tôi hướng dẫn, vào một buổi gặp gỡ riêng, một người phụ nữ nói với tôi rằng bà ấy đã giận tôi cả ngày, nhưng vì hai lý do khác nhau. Trong những buổi thiền tập đầu tiên, bà đã gặp nhiều khó khăn và bực bội với tôi vì không rung chuông kết thúc sớm buổi tập. Trong những buổi thiền sau, bà ấy đã bước vào những trạng thái tuyệt đẹp, bình yên và nổi giận với tôi vì rung chuông quá sớm. Các buổi thiền tập đều có cùng khoảng thời gian, đúng một tiếng.
3. Suốt một thời gian dài, thầy tôi, ngài Ajahn Chah, bị bệnh, ngài thường ngưng thở. Mỗi lần như thế, trong ca trực, người y tá mới đã hoảng sợ. Cậu ấy biết ngài Ajahn Chah hẳn sẽ ra đi một ngày nào đó, nhưng cậu ấy không muốn điều đó diễn ra trong ca trực của mình! Các vị sư thị giả túc trực ngày hôm đó phải bảo đảm với cậu y tá rằng, ngài Ajahn Chah đã ngưng thở như thế nhiều lần và đó chỉ là dấu hiệu của nhập định thâm sâu. Cậu y tá vẫn lo lắng và vì thế cứ vài phút lại lấy máu để thử trong suốt nhiều giờ ngài ngưng thở, để bảo đảm rằng máu của ngài vẫn còn đủ oxy. Sau cùng, miễn là còn đủ oxy trong máu thì cơ thể chẳng có gì tổn hại cả. Người y tá khám phá ra rằng, mặc dù ngài Ajahn Chah đã ngưng thở rất lâu nhưng mức độ oxy trong máu của ngài vẫn ổn định. Trong khi nhập định, tiến trình trao đổi chất trong cơ thể đã giảm xuống đến mức gần như không sử dụng năng lượng. Bạn không cần phải thở.
Mục lục:
PHẦN I - HẠNH PHÚC CỦA HÀNH THIỀN
Chương 1: Phương pháp hành thiền căn bản I
Chương 2: Phương pháp hành thiền căn bản II
Chương 3: Những chướng ngại trong hành thiền I
Chương 4: Những chướng ngại trong hành thiền II
Chương 5: Phẩm chất của chánh niệm
Chương 6: Sử dụng tính đa dạng để làm tươi mới việc hành thiền
Chương 7: Hơi thở tuyệt đẹp
Chương 8: Bốn trọng tâm của chánh niệm (Tứ Niệm Xứ)
PHẦN 2 - HỶ LẠC VÀ GIÁC NGỘ
Chương 9: Tầng thiền thứ nhất (sơ thiền): Hỷ lạc
Chương 10: Tầng thiền thứ hai (nhị thiền): Hỷ lạc ngập tràn hỷ lạc
Chương 11: Tầng thiền thứ ba (tam thiền): Hỷ lạc tầng tầng lớp lớp
Chương 12: Bản chất của tuệ giác/chánh trí
Chương 13: Tuệ giải thoát
Chương 14: Giác ngộ: Nhập vào dòng Thánh
Chương 15: Tiến đến giác ngộ hoàn toàn
Kết luận: Buông xả đến tận cùng
Tài liệu tham khảo
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!