Có Điều Kiện Cứ Thể Hiện - Chuyện Công Ở Xứ Cụt
Đừng đánh giá một con chim qua bộ lông.
Peter Drucker - một trong những nhà tư vấn quản trị tài ba nhất từng nói. Tổ chức cần có hai loại người - những kẻ quan liêu và… những tên hoang tưởng. Kẻ quan liêu giữ cho hệ thống vận hành theo quy củ, trong khi hoang tưởng thách thức hệ thống bằng những phát kiến và ý tưởng mới lạ.
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay, doanh nghiệp nào sở hữu những nhân viên thông minh và được coaching tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, thậm chí cả những nhân sự tốt nhất cũng không thể đạt được hiệu quả cao nếu như không được cổ vũ, khuyến khích hay mở cửa chào đón những ý tưởng khác biệt, tạo sự đột phá. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng 40% nhân sự không cảm thấy được công nhận sẽ không làm những việc vượt quá những trách nhiệm thông thường của họ để cố gắng hoàn thiện công việc.
Nếu đem so sánh, việc tuyển dụng nhân viên mới sẽ lấy đi của bạn nhiều kinh phí và thời gian hơn là giữ chân một nhân viên đang làm việc. Vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không nằm lòng những bí kíp nhằm giữ chân các nhân viên mẫn cán, khai thác tối đa tiềm năng từ họ, để có được sự đột phá trong doanh nghiệp cho dù bạn phải thay đổi đôi chút trong tổ chức của mình. Tất cả sẽ có tại cuốn sách “Có điều kiện cứ thể hiện - Chuyện Công ở xứ Cụt”.
Cuốn sách này dành tặng cho tất cả những ai khao khát tự do sải cánh và khoe bộ lông sặc sỡ của mình - cho những ai ham học hỏi từ sự đa dạng và khác biệt, đổi mới trong thế giới công sở bằng một lối dẫn dắt đầy sức hút thông qua truyện ngụ ngôn.
“Có điều kiện cứ thể hiện” là câu chuyện của chàng Công Perry - một con chim thông minh, tài năng và sặc sỡ - chuyển đến sống ở Xứ Cánh cụt. Chàng ta sớm gặp rắc rối bởi giới Cánh cụt thiết lập một phương thức tổ chức lạnh lùng, trọng hình thức, quan liêu và kiềm tỏa bởi vô vàng quy định văn bản lẫn luật bất thành văn. Dù rất có tài, song phong cách khác biệt của chàng ta khiến cho giới Cánh cụt cảm thấy hết sức khó chịu.
Trải nghiệm của Perry phản ánh tình huống của rất nhiều “loài chim dị biệt” trong các tổ chức ngày nay. Trong khi các nhà điều hành và quản lý không ngớt hô hào những ý tưởng và tư duy mới từ nhân viên thì hành động của họ lại ngược lại với điều đó. Các ý tưởng mới đôi khi gây sốc, làm xáo trộn, thách thức các lối mòn, đòi hỏi sự liều lĩnh và gia tăng rủi ro, chúng đẩy mọi người ra khỏi vùng an toàn.
Trích dẫn một số lời khuyên dành cho những “cánh cụt sáng suốt” muốn cải tổ tổ chức
- Điều hiệu quả hôm nay có thể không còn áp dụng ở hiện tại. Ngày mai hãy cần đến những phát kiến và tư tưởng mới
- Tạo cơ hội cho các chú chim dị biệt đóng góp tài năng và ý tưởng
- Liên tục đánh giá lại các chính sách, quy trình và thủ tục và không ngủ quên trên chiến thắng
- Chúc mừng và trân trọng những thành tựu dù nhỏ nhất - ở cả mức độ cá nhân lẫn tổ chức.
Nếu bạn quan tâm tìm kiếm sự đổi mới cho bản thân và doanh nghiệp nhằm đạt được thành công, hãy đọc câu chuyện kinh điển này. Tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi để bật đèn xanh cho các ý tưởng mới và khích lệ tinh thần tư duy đa chiều là ưu tiên hàng đầu cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong thời đại mới.