Lập Thân Yếu Chỉ
Tên tác phẩm: Lập thân yếu chỉ
Tên tác giả: Nguyễn Trí Dũng
Thương hiệu: Mochibooks
Khổ sách: 15.5 x 24 cm
Số trang: 288 trang
Nhà xuất bản: Lao động
Giá: 120.000đ
Mã ISBN: 978-604-393-927-9
Sách được in bằng giấy BB70
Giới thiệu nội dung:
Nếu như không phải vì đặc thù của thời cuộc ngày nay thì cuốn sách này đã hoàn toàn không cần thiết phải được viết ra. Theo lời giảng của các đấng giác ngộ và trong nhiều tôn giáo cũng đã nói đến, thì chúng ta hiện nay đang ở vào thời kỳ mạt pháp. Các vấn đề về đúng – sai, tốt – xấu, những điều thanh tao, nho nhã và những thứ tầm thường, ô trọc dường như đã trở nên lẫn lộn, rất khó phân biệt. Con người không dễ dàng mà gìn giữ được phúc lành cho mình: người lớn tuổi thì phàn nàn về sự ô tạp của hiện tại và nuối tiếc về một quá khứ thanh bình, thuần khiết; những người trẻ vốn không có một chút ý thức gì về quá khứ thì bị cuốn vào dòng đời náo nhiệt, tận tình vui hưởng cái tiện dụng của đồ đạc thừa thãi mà không thể ý thức được tương lai của mình rồi sẽ ra sao. Chỉ có một bộ phận các bạn trẻ do hoàn cảnh đặc thù nào đó sẽ biết khi bắt đầu phải nếm trải vị đắng của cuộc đời, ví như bế tắc khủng hoảng về tâm trí, cảm thấy cuộc đời cùng khốn, áp lực từ mọi việc xung quanh như chuyện học hành, chuyện quan hệ xã hội, chuyện sinh kế của gia đình, thậm chí cả chuyện tình cảm yêu đương, hẹn hò này khác sao mà rối bời, không thể chịu đựng nổi… Vì sao lại có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”? Mình sinh ra trong gia đình giàu có, khá giả, vinh hoa, phú quý như vậy liệu kéo dài được trong bao lâu? Ngược lại, với những người hiện đang vật lộn mưu sinh trong cảnh cơ hàn, tiền đồ vô vọng, thế thì cuộc đời này có nghĩa lý gì, tương lai có gì để cho mình có thể trông chờ? Biết đâu rằng:
“Cơ trời họa phúc xưa nay
Trong gang tấc đã đổi thay mấy lần
Hễ ai biết mẹo hồng quân
Chữ Tài chữ Lụy xoay vần làm sao
Dấn thân trong cuộc ba đào
Khoe đời xem xét thế nào cho tinh
Lạ chi đen bạc thế tình
Lỡ khi oan nghiệt đến mình kêu ai?
Thế gian ngày nay quả thực đầy rẫy những sự mê hoặc khiến cho rất nhiều người lầm lạc, bị cuốn theo dòng đời mà trở nên biến chất; họa phúc khôn lường khiến bao nhiêu người sa cơ lỡ bước; thậm chí vô số người quyền cao chức trọng hoặc giàu có tột đỉnh cũng sa chân vào con đường lao lý. Tiếc rằng trên đời có mấy ai biết đến và nhận thức được hàm ý sâu xa của câu nói: “Khi đức hạnh không còn thì bất hạnh sẽ là điều không thể tránh khỏi”.