Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận
Nói Thế Nào Để Được Chào Đón, Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận
Kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa của thành công và hạnh phúc. Một số người có tài ăn nói bẩm sinh, họ có thể dùng sức mạnh ngôn từ để thuyết phục người khác. Nhưng nếu bạn thuộc vào phần còn lại thì cũng đừng lo lắng, vì kỹ năng giao tiếp là việc có thể rèn luyện được. Vậy làm thế nào để giao tiếp thành công? Cuốn sách “Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận” sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.
Hiểu tâm lý của đối phương khi nói chuyện
Muốn nắm bắt tâm lý của người khác, trước mắt bạn cần là người biết quan sát và lắng nghe, nhưng quan sát không được quá lộ liễu, lắng nghe phải tinh tế. Ngôn ngữ và hành động cơ thể của một người khi nói chuyện sẽ cho bạn biết tính cách cũng như hành vi của họ. “Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận” đưa ra những hành vi tâm lý cơ bản nhất giúp bạn đọc được tâm người đối diện.
Hiểu được tâm lý của người khác, từ đó điều chỉnh cách ứng xử của mình cho phù hợp, với những người khác nhau, bạn cần áp dụng những kỹ năng nói chuyện khác nhau, đối phương chắc chắn sẽ bị thu hút vào những câu chuyện của bạn hơn.
Rèn luyện tài ăn nói để không làm người khác thấy khó chịu
Xã hội hiện nay đề cao kỹ năng làm việc nhóm, tức là phối kết hợp kiến thức, năng lực của nhiều người để cùng giải quyết vấn đề. Như vậy, việc bất đồng quan điểm hay dẫn đến tranh luận là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, làm thế nào để những buổi thảo luận nhóm không mang lại cảm giác khó chịu, thậm chí là tâm lý phản kháng? Tài ăn nói sẽ giúp cho ích cho bạn.
Đương nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực không thể tránh được, nhưng bạn cần kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn những ý nghĩ xấu, cho dù gặp chuyện không vui cũng nhất định phải cư xử thật đúng mực, đừng luôn cho mình là đúng, hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác, chắn chắn tầm nhìn của bản thân sẽ cởi mở hơn nhiều.
Trong sách Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận chỉ ra một nguyên lý gọi là “Nguyên lý qua lại”, tức là khi bạn đối xử với người khác như thế nào, thì đối phương sẽ đáp trả bạn bằng chính tình cảm đó: tín nhiệm thì sẽ được tín nhiệm, hoài nghi thì sẽ bị hoài nghi, yêu thì sẽ được yêu,
Áp dụng nguyên lý này trong giao tiếp, hãy đối xử thật ý nhị với người đối diện, chú ý tranh luận hay phê bình thì giữ thể diện cho họ, họ sẽ đối đáp lại với ta như vậy. Cuộc thảo luận chỉ có những góp ý văn minh chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều.