Tâm Lý Học Về Ký Ức: Chúng Ta Đối Mặt Với Những Ký Ức Xấu Như Thế Nào?
Tâm Lý Học Về Ký Ức - Chúng Ta Đối Mặt Với Những Ký Ức Xấu Như Thế Nào?
Có thể bạn đã nhận ra, những sự kiện buồn bã thường được lưu giữ trong ký ức lâu hơn các câu chuyện vui. Có biết bao nhiêu ký ức của cuộc đời mình, vì sao chúng ta luôn “chiếu lại” những thước phim “không đẹp cho lắm” trong đầu?
Khi trải qua chuyện tồi tệ, chúng ta thường có thói quen lặp lại những câu hỏi giả định như "Sẽ thế nào nếu mọi chuyện khác đi?", "Tại sao bản thân lại hành động như vậy?"
Và các câu trả lời thường là suy nghĩ tiêu cực và chúng sẽ luôn lặp lại khi chúng ta lại tiếp tục nhớ về ký ức xấu.
“Ai cũng có ký ức xấu. Và cũng không ai chỉ có toàn kỷ niệm đẹp.”
Lý do lớn nhất mà chúng ta không nên sợ những ký ức xấu là mỗi người đều có thể trưởng thành hơn nhờ chúng mà không cần phải loại bỏ hay trốn tránh. “Trưởng thành” có nghĩa là tương lai. Người Hy Lạp xưa đã để lại câu châm ngôn mà họ tự khắc ghi trong lòng: Pathemata Mathemata (Học từ nỗi đau của mình).
Thế nhưng chúng ta có thể hạn chế phần nào những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí bằng cách áp dụng những chia sẻ và gợi ý từ cuốn sách “Tâm lý học về ký ức - Chúng ta đối mặt với những ký ức xấu như thế nào?”
Cuốn sách này không bàn về chứng bệnh sang chấn tâm lý mà chỉ đề cập tới những tổn thương nho nhỏ, vụn vặt mà hầu hết chúng ta đều trải qua trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhỏ nhưng không hề dễ chịu. Những vết thương tâm lý được Tiến sĩ Yon Ho Choe tâm huyết nghiên cứu để bạn đọc có thể nhận ra câu chuyện về chính mình. Đừng cố gắng thoát khỏi những ký ức tồi tệ mà hãy nghĩ rằng mình sẽ học hỏi từ chúng và phát triển bản thân mình lên một bậc cao hơn.