Free Shipping for Orders over 150USDㅤ✨ Chúc mừng Sachnhanvan.com đã có mặt hơn 200 quốc gia như Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Hàn, và các nước Châu Âu✨ Buy More Get Moreㅤ ✨ㅤ Sale up to 30% ㅤ✨ㅤ Get voucher up to $195ㅤ ✨ㅤ SHOP NOW ⬇
sachnhanvan.com
Cart
Checkout
Hotline 24/7
| English (EN) | USD

Trạm Đọc | Michelangelo- Sáu Kiệt Tác Cuộc Đời

$32.99 USD$38.00 USD13% off

ADD TO CART

MICHELANGELO- SÁU KIỆT TÁC CUỘC ĐỜI

Tác phẩm này là một bản tiểu sử đầy cuốn hút về Michelangelo – Người đã mang lại vị thế cao cho giới nghệ sĩ trong xã hội, với giọng kể trung dung dẫn dắt người đọc hiểu về bối cảnh xã hội và cuộc đời người nghệ sĩ thông qua việc phân tích 6 kiệt tác của ông. 

Dưới ngòi bút của  Miles J.Unger, Michelangelo được tái hiện không chỉ với tài năng cùng trí tưởng tượng đỉnh cao của một nghệ sĩ mang tinh thần cách mạng độc đáo, mà còn bởi những lời đồn đại về tính cách và những lời tán tụng của người đương thời, nhiều trong số đó do ông khởi phát. Sự mâu thuẫn trong nội tâm là điểm nổi bật của tác phẩm này, nó không chỉ chi phối tình cảm và tâm tư của Michelangelo, mà còn đi theo cuộc đời sáng tác nghệ thuật của "Người siêu phàm" xứ Florence.

Men theo các cột mốc là 6 kiệt tác nghệ thuật gắn liền với sự nghiệp của Michelangelo, tác giả Unger đã lột tả thành công chân dung một người nghệ sĩ đại tài nổi tiếng không chỉ trong thời kỳ Phục Hưng mà với cả những người hâm mộ nghệ thuật nói chung và điêu khắc cùng hội họa Ý nói riêng. 

Bìa sách cũng mang tới sự tò mò đầy thú vị. Hình ảnh bàn tay của Michelangelo, công cụ đỉnh cao nhất của một nghệ sĩ tài ba ở mọi lĩnh vực nghệ thuật mà ông mong muốn (hoặc than thở rằng ông bị ép buộc) thử sức.

Đánh giá/ nhận xét từ chuyên gia

“Mr Unger là một sử gia nghệ thuật tài giỏi, người nổi tiếng hiểu được tâm trạng và thời đại của nghệ sĩ”.

 – The Economist

“Một chân dung bậc thầy về một nhân vật phức tạp đáng sợ”.

 – Booklist (starred review)

 

“Nửa tiểu sử, nửa phân tích nghệ thuật và hoàn toàn trêu ngươi. Bằng cách tập trung vào sáu tác phẩm, được trình bày theo trình tự thời gian, Unger đã giới thiệu một chân dung nghệ sĩ chứa đựng cái nhìn toàn cảnh về cuộc đời Michelangelo nhưng cũng sắc bén trong việc đặt mỗi tác phẩm nghệ thuật vào bối cảnh, cung cấp cho độc giả những lý do và duyên cớ tạo nên sự hiểu biết phong phú và đầy hấp dẫn”.

 – Catherine Mallette, The Star Telegram (Fort Worth)

 

 “Unger xuất sắc ở việc cho chúng ta thấy được người nghệ sĩ trong công việc: sự miễn cưỡng, sự cộc cằn, tính khí (dễ bị tổn thương và tức giận, đôi khi ông cố gắng trốn chạy) và lòng đố kỵ của ông (da Vinci và Raphael nằm trong số đối tượng của nó) Văn phong sắc sảo của tác giả lột tả một Michelangelo hiện hữu như nổi lên từ tảng đá của lịch sử”.

Kirkus (starred review)

 

“Unger là một nhà phê bình sắc sảo và một người kể chuyện tài năng, cách ông sắp xếp lại các góc nhìn quen thuộc không chỉ có thể làm hài lòng những người mới biết tới Michelangelo mà cả những ai nghĩ rằng họ đã hiểu biết tường tận thấu đáo về người nghệ sĩ”.

 – Ann Landi, ArtNews

 

Trích đoạn hay

 

“Michelangelo chèn chính mình vào giữa sự hiệp thông thiêng liêng giữa người thờ phụng và thánh tượng. Ông không chỉ kêu gọi sự chú ý đến bản thân mà còn tới sự thực rằng đây là một tác phẩm nghệ thuật, được tạo ra bởi một người phàm trần. […] Không gì làm toát lên linh hồn 

 

của thời Phục Hưng hơn sự cấp thiết của một cá nhân muốn ghi dấu ấn của mình trên thế giới. Cùng với sự nhìn nhận giá trị của Con người nói chung là sự đổi mới trong nhận thức con người ở tư cách cá nhân, mỗi người được cho là sở hữu những phẩm chất độc đáo và một tập hợp những kỹ năng độc đáo cần được tưởng thưởng. […] Ông tìm về những gì đối với ông là quá khứ mờ mịt, nhưng lại phản ánh những mối quan tâm của thời đại mình: khát khao danh tiếng và mong muốn được công nhận như một cá tính dị thường.”

–  Chương 2, Đức Mẹ Sầu bi

 

“Trong suốt sự nghiệp kéo dài của mình, ông đã chiến đấu với các nhà bảo trợ đã can thiệp vào quá trình sáng tạo của ông và khinh bỉ trước ý nghĩ rằng tác phẩm của ông phục vụ bất kỳ mục đích phi nghệ thuật nào. Bất kể ai đặt làm tác phẩm, và cho bất kỳ mục đích nào, Michelangelo yêu cầu sự tự do làm theo ý mình muốn, khẳng định rằng nghệ thuật tuân theo những quy tắc của chính nó và phục vụ những mục đích của riêng nó.”

–  Chương 3, Người Khổng lồ

 

“Leonardo là một họa sĩ chân dung xuất sắc, truyền tài được sắc thái tâm lý qua một ngón tay co lại hay một cái liếc ngập ngừng, trong khi Michelangelo – gần như không có hứng thú với các khuôn mặt cá nhân – lại là một nhà biên đạo có tài năng tối thượng, buộc các nhân vật của mình nhảy hoặc sải bước như những diễn viên nhào lộn xuyên ngang sân khấu. Các nhân vật của Leonardo đều hướng nội, sự phong phú trong đời sống nội tâm của họ chỉ được gợi ý ở những nụ cười mỉm bí ẩn, đôi mắt cụp xuống, và những run rẩy thoáng qua. Nhân vật của Michelangelo lại hướng ngoại, kích hoạt những khoảnh khắc kịch tính bao trùm qua những dáng uốn cong mạnh mẽ và những vặn xoắn phi thực.

Leonardo bị mê hoặc bởi tính phù du của nhận thức thị giác, những biến đổi tinh vi của ánh sáng và thời tiết làm thay đổi mỗi khoảnh khắc thành những bức màn lung linh 

 

của ánh sáng và bóng tối đan cài. Thế giới của ông luôn biến thiên từ rạng đông đến chạng vạng, từ sương mờ buổi sớm đến bí ẩn lẩn khuất của màn đêm. Thế giới của Michelangelo là khi chính ngọ nơi mọi thứ tức khắc tự phơi bày chính mình.”

_ Chương 3, Người Khổng lồ



“Việc Michelangelo dám giải quyết vấn đề khó khăn nhất, một đề tài bất khả thể hiện nhất trong mọi loại hình nghệ thuật nói lên rất nhiều về sự tự tin của ông. […] Tuy nhiên, với một nghệ sĩ tham vọng như Michelangelo, đề tài này lại thật hấp dẫn, thậm chí bất khả kháng cự. Tất nhiên, ngay cả lúc vị kỷ nhất, Michelangelo vẫn là người quá ngoan đạo và nhận thức quá rõ những thất bại của mình, để khơi lên sự so sánh, ít nhất với tư cách một con người. Nhưng là một nghệ sĩ, ông tin rằng mình đã chạm vào một thứ gì đó siêu nhiên. Trong một bài sonnet ông đã viết về “thứ nghệ thuật đáng yêu, được thiên đường gửi đến, đã tự mình chinh phục tự nhiên.”

_ Chương 4, Sự Tạo dựng

 

“Tư liệu liên quan đến sự terribilità của Michelangelo cung cấp một cái nhìn trêu ngươi vào những cách mà cá tính khó chiều của nghệ sĩ đã giúp nuôi cấy huyền thoại về sự thiên tài của ông. Tính cách nóng nảy của ông biến thành một đức tính trong mắt bạn bè ông, dựng lên một dấu hiệu về sự cống hiến cho nghệ thuật của ông. Không gì thể hiện sự biến đổi từ một người thợ thủ công sang một nghệ sĩ rõ ràng hơn điều này.[…] Ai có thể chịu đựng được một một nghệ nhân đơn thuần hành xử như diva? Bất phục tùng, không sẵn sàng tuân theo các quy tắc do người khác đặt ra, là đặc điểm của một trí tuệ nguyên bản, và độc đáo, thay vì kỹ thuật thành thạo, đó là dấu ấn của một nghệ sĩ thực thụ.”

_ Chương 5, Những người chết

RELATED PRODUCTS

SẢN PHẨM VỪA XEM

Corporate group site