Trạm Đọc Official | Bộ 2 Cuốn Về Hai Gia Tộc Lừng Lẫy : Gia Tộc Morgan + Titan - Gia Tộc Rockefeller (Bìa Đen)
$70.99 USD$78.00 USD9% off
Gia Tộc Morgan
Hình thành, phát triển, sụp đổ rồi lại hồi sinh, có lẽ không một tổ chức nào ẩn chứa nhiều giai thoại, bí mật hay chủ đề gây tranh cãi gay gắt như đế chế ngân hàng Mỹ – Gia tộc Morgan. Đạt Giải thưởng Sách quốc gia và hiện được coi là một tác phẩm kinh điển, Gia tộc Morgan là cuốn tiểu sử tham vọng nhất từng được viết về một triều đại ngân hàng Mỹ. Cuốn sách vẽ nên bức tranh toàn diện về bốn thế hệ nhà Morgan và các công ty bí mật, mạnh mẽ mà họ sở hữu. Với thế lực của mình, đế chế Morgan đã biến nền kinh tế non trẻ của Mỹ thành một cường quốc công nghiệp mạnh nhất thế giới và khiến trung tâm tài chính thế giới dịch chuyển từ London sang New York. Vượt xa cả lịch sử đơn thuần của ngành ngân hàng Mỹ, cuốn sách chính là câu chuyện về sự tiến hóa của nền tài chính hiện đại. Dựa trên các cuộc phỏng vấn rộng rãi cùng quyền truy cập đặc biệt vào kho lưu trữ của gia tộc này, tác đã khắc họa nên bức chân dung hấp dẫn về câu chuyện riêng của nhà Morgan và thế giới hiếm hoi của giới tinh hoa Mỹ và Anh.
Trích đoạn:
Nói về gia tộc Morgan thời kỳ đầu:
“Gia tộc Morgan trước những năm 1935 được coi là sự kết hợp tài chính quyền lực nhất trong lịch sử. Được một chủ ngân hàng người Mỹ tên là George Peabody sáng lập tại London năm 1838, công ty được gia đình Morgan kế thừa và bắt nhánh sang New York. Hai nhà điều hành được biết đến nhiều nhất của Morgan là J. P. Morgan, Sr. (1837-1913) và J. P. Morgan, Jr. (1867-1943), đã kết hợp hoàn hảo
thành “quái thú” J. P. Morgan tồn tại suốt hơn một thế kỷ. Vẻ bề ngoài của họ giống nhau một cách khác thường: từ cái đầu hói, chiếc mũi to đến thân hình quả lê đều khiến người khác nhầm lẫn. Đối với những người ủng hộ, hai thành viên nhà Morgan là khuôn mẫu của những ông chủ ngân hàng cổ điển luôn giữ chữ tín trong từng lời nói và chốt giao dịch chỉ bằng một cái bắt tay. Phe chỉ trích thì cho rằng họ là những tên bạo chúa đạo đức giả chuyên đàn áp các công ty, bày mưu tính kế cùng với quyền lực ngoại bang và khiến nước Mỹ rơi vào cuộc chiến dành lợi nhuận. Không một ai giữ được quan điểm trung lập khi nói về nhà Morgan.”
Nói về con người thật sự của Peabody sau vẻ ngoài vui tính:
“Đằng sau vẻ ngoài vui tính của Peabody là một gã hà tiện cô độc. Ông sống trong những căn phòng tiện nghi ở một khách sạn trên phố Regent và làm việc không ngừng nghỉ, ngoại trừ những lúc thỉnh thoảng đi câu cá. Trong thời gian 12 năm, ông chưa bao giờ nghỉ làm hai ngày liên tiếp và dành trung bình 10 giờ mỗi ngày tại nơi làm việc. Mặc dù có những bài phát biểu gây xúc động về vận mệnh nước Mỹ, ông không trở về quê nhà trong 20 năm và trong thời gian đó, con người ông cũng “sạm màu” cùng với giao dịch ảm đạm của trái phiếu các bang nước Mỹ. Trong đợt khủng hoảng trầm trọng vào đầu những năm 1840–thập kỷ được gán cho cái tên Những năm 40 thiếu đói–nợ các bang ngập sâu tới mức cứ một đồng đô-la thì 50 xu phải dành để trả nợ. Điều tồi tệ nhất xảy ra khi năm bang của Mỹ–Pennsylvania, Mississippi, Indiana, Arkansas và Michigan và lãnh thổ Florida không trả được nợ lãi suất trái phiếu của họ. Trong một liên minh con nợ sơ khai, một số thống đốc bang của Mỹ liên kết với nhau nhằm đánh quỵt. Cho đến nay, vụ Mississippi vô lại vẫn là vụ vỡ nợ đáng hổ thẹn.”
Nói về tầm ảnh hưởng của Pierpont đối với sự kịch tính của thị trường tài chính Mỹ:
“Trong cuộc hoảng loạn năm 1907, Pierpont đã chứng minh rằng ngành tài chính Mỹ có thể cực kỳ kịch tính. Trong một trận chung kết tối thứ Bảy, ngày 2 tháng 11, ông đã nghĩ ra cách giải cứu cho Công ty tín thác Mỹ vẫn đang lung lay, cho Quỹ tín thác Lincoln và cho Moore & Schley, một công ty môi giới đầu cơ có khoảng 25 triệu đô-la. Công ty cuối cùng này nắm trong tay phần lớn cổ phần khổng lồ của Công ty than và sắt Tennessee với tư cách tài sản thế chấp cho các khoản vay. Nếu công ty này phải l.ý chỗ cổ phần đó thì thị trường chứng khoán có thể sẽ sụp đổ. Nếu đến lượt Moore & Schley sụp đổ thì các ngân hàng khác có thể cũng bị kéo theo.
Giống như một ông bầu tạo nên kiệt tác sân khấu của mình, Pierpont tập hợp các chủ ngân hàng của thành phố tại thư viện riêng. Ông xếp các chủ ngân hàng thương mại tại Phòng Đông, bên dưới các biểu tượng cung hoàng đạo và một tấm thảm có hình thất đại tội, còn ở Phòng Tây là chủ tịch các công ty tín thác ngồi lọt thỏm trong những chiếc ghế salon màu đỏ đậm và ghế bành dưới cái nhìn của Đức mẹ Madonna và các vị thánh. Trong văn phòng của Belle Greene ở giữa, Pierpont ngồi chơi bài như thần Jupiter vô can trước vụ việc nghiêm trọng đang diễn ra.”
Đặc điểm nổi bật:
- Với văn phong vừa giàu sức gợi về ý tưởng, vừa phong phú về thông tin, đôi lúc lãng mạn và hóm hỉnh một cách tinh tế, cuốn sách này có thể sánh với một bộ trường thiên tiểu thuyết về 3 kỷ nguyên thăng trầm của J.P. Morgan, cội rễ của ngành Ngân hàng Mỹ: Thời kỳ các ông trùm, thời kỳ ngoại giao và thời kỳ canh bạc.
- Luận điểm mà cuốn sách này đưa ra là sẽ không bao giờ có một ngân hàng quyền lực, bí ẩn hay giàu có như Gia tộc Morgan nữa. Sẽ không một doanh nghiệp nào có thể mô phỏng những gì mà Rothschilds thể hiện trong thế kỷ XIX hay Morgan trong thế kỷ XX trong vòng 100 năm tới. Ngân hàng đã không còn chiếm giữ vị trí độc tôn trong ngành tài chính. Khi nền tài chính thế giới chín muồi, quyền lực chia đều cho các tổ chức và trung tâm tài chính. Do đó, câu chuyện của chúng ta đưa ra cái nhìn về một thế giới ngân hàng tan biến nhanh chóng trong quá khứ, một thế giới với những bất động sản khổng lồ, bộ sưu tập nghệ thuật cùng du thuyền vượt biển của những ông chủ dành phần lớn thời gian với người đứng đầu nhà nước và tự huyễn hoặc bản thân thuộc tầng lớp hoàng gia cao quý. Trái với nguyên tắc chiếu phối cảnh thông thường, Gia tộc Morgan càng lùi xa về thời gian quá khứ càng được phóng to hơn.
- Chernow làm một công việc mẫu mực trong việc nắm bắt tính cách của các đối tượng của mình: mang đến cuộc sống sống động của những cá nhân như Junius Spencer Morgan, George Peabody, và tất nhiên, chính John Pierpont Morgan. Bản tường thuật chứa đầy những chi tiết nhỏ làm nổi bật tính cách của từng nhân vật: lòng thù hận và sự keo kiệt của Peabody đối với những cá nhân cụ thể trong khi theo đuổi những hành động từ thiện vĩ đại, cách mà Junius Spencer Morgan đã có tất cả những bức thư của con trai ông Pierpont về điều kiện kinh tế và chính trị ở Mỹ, sự chú ý của Pierpont đến trang phục thích hợp (một quả bóng ném vào mùa đông, một chiếc mũ Panama vào mùa hè), và thuộc hạ của Jack chụp ảnh Franklin Delano Roosevelt từ tờ báo buổi sáng của Jack, vì bệnh huyết áp cao và sự căm ghét của mình đối với Roosevelt.
- Những trải nghiệm, những diễn biến, những giải pháp của một ngân hàng thâm sâu và phát triển hàng đầu nước Mỹ, của một nền tài chính đã đi trước chúng ta cả thế kỷ cũng có thể coi là những bài học bổ ích cho các chặng đường phía trước của nền tài chính Việt Nam.
- “Gia tộc Morgan hé lộ góc nhìn xuyên suốt về sự thành hình của bối cảnh tài chính lúc bấy giờ Một góc nhìn toàn cảnh được nghiên cứu kỹ lưỡng về gia tộc quyền lực nhất trong giới ngân hàng Mỹ suốt thế kỷ Phong cách của Chernow quả thực tinh tế và mềm mại”.
— Nhật báo Washington Post
- “Chernow đã khắc họa bức chân dung mới mẻ về gia tộc Morgan và các cộng sự cấp cao tài giỏi, những người góp phần đưa ngân hàng trở thành tập đoàn quyền lực xuyên quốc Những tai tiếng, bi kịch, âm mưu được hé lộ đủ chất liệu để làm nguyên một bộ phim truyền hình”.
— USA Today
Về tác giả:
Ron Chernow là một nhà văn, nhà báo, nhà sử học và người viết tiểu sử người Mỹ. Ông là tác giả của hàng loạt tiểu sử bán chạy nhất về các nhân vật lịch sử trong thế giới kinh doanh, tài chính và chính trị Mỹ.
Ông giành giải thưởng Pulitzer Prize for Biography và giải American History Book Prizen ăm 2011 cho cuốn Washington: A Life. Ông cũng là người nhận giải National Book Award for Nonfiction cho cuốn The House of Morgan. Tiểu sử của ông về Alexander Hamilton (2004) và John D. Rockefeller (1998) đều được đề cử cho giải National Book Critics Circle Awards. Là một nhà báo tự do, ông đã viết hơn 60 bài báo trong các ấn phẩm quốc gia.
Titan-Gia Tộc Rockefeller (Bìa Đen)
Cuộc đời của John Davison Rockefeller (cha) được ghi dấu đặc biệt bằng sự im lặng, bí ẩn và trốn tránh. Dù là chủ của một doanh nghiệp và các tổ chức từ thiện lớn nhất trong thời đại của mình, ông vẫn là một nhân vật khó hiểu. Là bậc thầy cải trang, ông đã dành cả đời để che đậy nhiều tính cách khác nhau dưới các lớp vỏ bí hiểm khó xác thực. Chính vì vậy, bức chân dung về ông trong tổng hòa lịch sử nước Mỹ là một chuỗi hình ảnh rời rạc, từ nhà sáng lập tham lam của Standard Oil – đầy tài năng nhưng vô cảm, cho tới một cụ già héo hon phân phát những đồng 10 xu và những bài phát biểu thu sẵn trước máy quay phóng sự. Thật khó để lắp những mảnh ghép rời rạc về nhân vật này thành một bức tranh trọn vẹn. Điều này không phải do thiếu cố gắng. Từ đầu thế kỷ XX, Rockefeller là công dân Mỹ được đưa vào các áng văn xuôi nhiều nhất, với tỷ lệ gần như mỗi năm lại có một cuốn sách viết về ông ra đời. Là người nổi tiếng nhất nước Mỹ thời bấy giờ, những phát ngôn và hành động của ông được ghi chép và phân tích tỉ mỉ trên các mặt báo. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ hoàng kim – là tâm điểm của công chúng, ông vẫn là một ẩn số khiến người ta phát điên, bởi ông dành phần lớn cuộc đời ở đằng sau những bức tường trong điền trang và những tấm kính mờ bao quanh văn phòng mình. Có vẻ như Rockefeller thường xuyên mất tích khỏi những trang tiểu sử về chính mình, chỉ lướt qua chúng như một nhân vật kỳ bí. Đối với các nhà báo điều tra như Henry Demarest Lloyd và Ida Tarbell, ông là bức phác họa phản ánh tờ-rớt 1 Standard Oil, qua đó tính cách của ông chìm ngập trong những âm mưu diễn ra trong đó. Thậm chí, trong cuốn tiểu sử gồm hai tập của Allan Nevins, người đã cố gắng minh oan cho danh tiếng của Rockefeller, Rockefeller vẫn biến mất trong những trang sách tại thời điểm giữa vòng xoáy chỉ trích và buộc tội. Sự chú ý dành cho những hành vi cướp bóc của Standard Oil có xu hướng làm l-u mờ mọi thứ khác về cuộc đời của Rockefeller. H. G. Wells 2 đã lên tiếng bảo vệ cách tiếp cận tiểu sử này: “Cuộc đời Rockefeller gắn liền với lịch sử của tờ-rớt; ông ấy đã tạo ra nó, và nó cũng làm nên con người ông ấy… vì vậy, ngoại trừ câu chuyện về nó, chúng ta gần như không cần đi sâu vào đời sống cá nhân của ông ấy theo thứ tự thời gian.”¹ Vì thế, chắc chắn rằng những người viết tiểu sử đã quá bám sát quan điểm lỗi thời đó đến nỗi chúng ta vẫn thiếu những ghi chép về nhà công nghiệp hàng đầu của thế kỷ XIX này để khám phá nội tâm chất chứa cũng như hành vi thể hiện ra bên ngoài của ông và dùng chúng làm tư liệu để vẽ nên bức chân dung hoàn chỉnh.
Rất nhiều cuốn tiểu sử lấy cảm hứng từ Rockefeller bị ả á trị vì sự lặp lại cứng nhắc. Nhìn chung, bất luận quan điểm chính trị của chúng là gì, chúng đã tuân theo niên đại giống nhau, bao quát những tranh cãi tương đồng về các phương pháp kinh doanh của ông, làm mới lại những giai thoại cũ giống nhau. Độc giả có cảm giác như đang được xem một vở kịch nhiều lần, chỉ khác là ngồi ở các vị trí khác nhau trong nhà hát. Cảm giác ấy phần nào xuất phát từ quan niệm đang thay đổi về tiểu sử của chúng ta. Ngoại trừ cuốn John D., một tập sách mỏng do David Freeman Hawke công bố vào năm 1980, các cuốn tiểu sử về Rockefeller đều được xuất bản vào nửa đầu thế kỷ XX và tiết lộ sự dè dặt thời Victoria 3 về những vấn đề cá nhân. Bất chấp khả năng khắc họa khía cạnh kinh doanh đầy ấn tượng, những tác phẩm này vẫn để lộ chút tò mò “hậu” Freud. Ví dụ, chúng chỉ đề cập thoáng qua đến câu chuyện về cha của Rockefeller, một người đàn ông có hai vợ và bán dầu rắn, được cho là đã nhào nặn lên cuộc đời con trai mình. Ngay cả người có suy nghĩ thấu đáo như Nevins cũng ít quan tâm đến cuộc hôn nhân của Rockefeller và ba người con gái của ông. Ngày nay, những mối quan tâm tới nữ quyền đã dẫn đến sự ra đời của hai cuốn sách – Abby Aldrich Rockefeller của Bernice Kert và The Rockefeller Women (tạm dịch: Những phụ nữ nhà Rockefeller) của Clarice Stasz – bắt đầu hé lộ nhiều chi tiết về gia đình kín đáo này. Cuộc sống xã hội của Rockefeller bên ngoài văn phòng – bạn bè, sở thích, thể thao… – đã hoàn toàn bị xem nhẹ. Những vấn đề khác cần điều tra cặn kẽ bao gồm quan điểm chính trị và học thuyết về tờ-rớt của Rockefeller, thái độ của ông đối với quan hệ công chúng, cách ông quản lý các khoản đầu tư bên ngoài Standard Oil, tiền thừa kế cho con cái và những tham vọng thống trị, niềm đam mê bền bỉ với y học cũng như những dấu ấn mà ông để lại thông qua vô số tổ chức từ thiện do chính ông tài trợ. Người ta cũng ít tò mò về quãng thời gian 40 năm nghỉ hưu của ông, và một số người viết tiểu sử cũng hoàn toàn bỏ qua bốn thập kỷ ấy. Tuy nhiên, trong gần nửa thế kỷ đó, John D. Rockefeller (con) đã bảo tồn và phát huy triệt để di sản của cha mình, một chủ đề trọng tâm trong tác phẩm của tôi. Khi nhà xuất bản Random House đề nghị tôi viết cuốn tiểu sử đầy đủ đầu tiên về Rockefeller kể từ cuốn sách của Allan Nevins hồi thập niên 1950, tôi đã thực sự ngần ngại, với suy nghĩ rằng chủ đề này đã được khai thác bởi quá nhiều nhà văn háo hức lợi dụng danh tiếng của ông. Làm sao tôi có thể viết về một nhân vật luôn ẩn sau lớp màn sương bí ẩn như thế? Theo các tài liệu hiện có, con người ông phản ánh bức chân dung đối lập, là một người máy hoàn hảo không tì vết ở thái cực này, nhưng lại là l.ư.ỡ l.ê máy chém ở thái cực kia. Tôi không thể khẳng định chắc chắn ông là một kẻ giả dối, đội tiền bạc lên đầu hay là một người sâu sắc với tài năng xuất chúng nhưng luôn điềm tĩnh đến lạ kỳ. Nếu vế trước đúng, tôi sẽ khéo léo từ chối; nhưng trong trường hợp vế sau đúng, thì tôi sẽ thực sự bị hấp dẫn.
Để giải quyết vấn đề này, tôi đã dành một ngày ở Trung tâm Lưu trữ Rockefeller tại Sleepy Hollow (New York), nơi lưu giữ hàng triệu tài liệu về gia đình ông. Khi tôi chia sẻ với những người quản lý ở đó về các mối nghi ngại của bản thân và giải thích rằng mình không thể viết về Rockefeller nếu không nghe được tiếng lòng của ông – “vũ điệu tâm trí”, như tôi đã nói – họ đã cho tôi xem bản ghi chép cuộc phỏng vấn riêng được tiến hành với Rockefeller trong giai đoạn 1917-1920. Tác giả thực hiện là William O. Inglis, một nhà báo đến từ New York, người đã hỏi Rockefeller trong cuốn tiểu sử được ủy quyền chưa từng được công bố. Tôi đã vô cùng kinh ngạc khi mải mê nghiên cứu nguyên bản ghi chép dài 1.700 trang này: Rockefeller, vốn được khắc họa là một người kiệm lời và rỗng tuếch, hóa ra lại có óc phân tích, tư duy mạch lạc và tính tình sôi nổi; ông thậm chí còn có phần hóm hỉnh, đặc trưng của con người vùng Trung Tây. Tôi chưa từng bắt gặp một người như vậy trong bất cứ cuốn tiểu sử nào. Khi trở về nhà, tôi nói với Ann Godoff, biên tập viên của tôi ở nhà xuất bản Random House, rằng giờ đây, tôi đang rất nóng lòng thực hiện cuốn sách.
Nghiền ngẫm những ghi chép đồ sộ về Rockefeller hệt như khai quật một lục địa đã từng biến mất. Tuy nhiên, dù được tiếp cận lượng tài liệu khổng lồ ấy, ngay từ khi bắt tay vào nghiên cứu, tôi đã cảm thấy có chút nản chí với ý nghĩ rằng giờ đây tôi sẽ phải đối diện với một người khó hiểu. Rockefeller đã tự rèn thói quen biểu lộ càng ít càng tốt, ngay cả trong những bức thư riêng, ông cũng viết như thể một ngày nào đó, chúng có thể bị rơi vào tay của một công tố viên. Với bản năng kín kẽ, ông rất giỏi sử dụng những uyển ngữ lạ và những cụm từ tỉnh lược. Vì lý do này, 20.000 trang thư mà Rockefeller nhận được từ các đối tác kinh doanh trực tính được coi là di sản của một giai đoạn lịch sử. Được viết vào đầu năm 1877, bảy năm sau khi Standard Oil được thành lập, chúng cung cấp bức chân dung sinh động về những giao dịch phức tạp của công ty này với các nhà sản xuất dầu, các nhà lọc dầu, các nhà vận chuyển, các nhà marketing, cũng như những người đứng đầu lĩnh vực đường sắt, giám đốc ngân hàng và các ông trùm chính trị. Bức tranh toàn cảnh về sự tham lam và thủ đoạn này chắc chắn sẽ khiến những nhà nghiên cứu thành kiến nhất của Thời Đại Vàng phải giật mình. Tôi cũng may mắn được tiếp cận nguồn tài liệu nghiên cứu hoàn chỉnh của năm người đi trước đầy xuất chúng. Tôi không ngừng tìm kiếm các bài viết của Ida Tarbell thuộc bảo tàng Drake Well ở Titusville (Pennsylvania), của Henry Demarest Lloyd thuộc Hội Sử học Tiểu bang Wisconsin và của Allan Nevins thuộc Đại học Columbia, bên cạnh những công trình của William O. Inglis và Raymond B. Fosdick [tác giả cuốn tiểu sử chính thức về John D. Rockefeller (con)] tại Trung tâm Lưu trữ Rockefeller. Những bộ sưu tập này bao gồm vô vàn các cuộc phỏng vấn thời bấy giờ và những nguồn tài liệu khác vốn chỉ được các tác giả sử dụng một phần.
Giống như nhiều ông trùm của Thời Đại Vàng, Rockefeller vừa được những người viết tiểu sử ủng hộ mình tôn vinh hết mực, vừa bị những nhà phê bình phỉ báng đầy cay độc vì chẳng thấy điểm đúng đắn nào ở ông. Sự phiến diện này đặc biệt có tác động tiêu cực trong trường hợp của Rockefeller, một con người mà thiên thần và ác quỷ Titan tồn tại chung dưới một hình hài. Tôi cũng cố gắng mày mò tìm hiểu trong khoảng không gian rộng lớn giữa những cuộc tranh luận và biện giải tôn giáo, được thúc đẩy bởi niềm tin rằng cuộc đời của Rockefeller cũng chỉ là một “mẩu thiên thạch” trong đó, và rằng một Rockefeller tôn thờ Kinh Thánh, với sự ngoan đạo không chỉ đơn giản là tấm áo “cà sa” khoác lên người một tên đạo chích. Khía cạnh tôn giáo và tham lam trong bản chất con người ông có liên quan mật thiết với nhau. Vì lẽ đó, tôi từng nhấn mạnh rằng chủ nghĩa Baptist Phúc Âm là chìa khóa quan trọng để mở ra nhiều bí ẩn trong cuộc đời ông. Những ai muốn thấy Rockefeller hóa quỷ hay phong thánh trong những trang viết này sẽ phải thất vọng.
Đây có vẻ là thời điểm tốt để hồi sinh linh hồn của Rockefeller. Cùng sự sụp đổ của các rào cản thương mại và sự lên ngôi của nền kinh tế thị trường tự do, thế giới ngày nay được thống nhất bởi một thị trường toàn cầu có thể tiếp cận 5 tỷ người, với rất nhiều quốc gia mới nổi lên từ chủ nghĩa Marx hay hệ thống thuyết trọng thương và mang trong mình những âm hưởng đầu tiên của chủ nghĩa tư bản. Câu chuyện về John D. Rockefeller sẽ đưa chúng ta trở về thời điểm khi chủ nghĩa tư bản công nghiệp vẫn còn nguyên sơ và mới lạ ở Mỹ, khi những quy tắc tham gia cuộc chơi vẫn “bất thành văn”. Hơn bất cứ ai, Rockefeller là hiện thân của cuộc cách mạng tư bản sau Nội Chiến và từng làm biến đổi cuộc sống của người Mỹ. Ông là hình mẫu tiêu biểu của sự cần kiệm, tự lực, chăm chỉ và dấn thân không mệt mỏi. Tuy nhiên, là người coi thường cả Chính phủ và chà đạp thô bạo những đối thủ cạnh tranh, ông cũng là hiện thân của vô vàn những việc xấu xa nhất. Vì lẽ đó, sự nghiệp của ông đã trở thành tâm điểm cho các cuộc tranh luận về vai trò xác đáng của Chính phủ trong nền kinh tế vốn đã kéo dài cho đến ngày nay.
Trích đoạn/Nhận xét:
Cuốn sách đầu tay của Ron Chernow, The House of Morgan, đã giành Giải thưởng Sách Quốc gia Mỹ, Giải thưởng Đại sứ dành cho những nghiên cứu xuất sắc của năm về văn hóa Mỹ, được The Modern Library đưa vào danh sách 100 cuốn sách phi hư cấu hay nhất thế kỷ. Cuốn sách thứ hai của ông, The Warburgs (tạm dịch: Gia đình Warburg), đã đạt giải thưởng Eccles cho Cuốn sách Kinh doanh hay nhất năm 1993 và được Hiệp hội Thư viện Mỹ bầu chọn là một trong những cuốn sách phi hư cấu hay nhất cùng năm đó. Trong phần đánh giá về tuyển tập các bài luận ngắn gần đây của ông, The Death of the Banker (tạm dịch: Cái chết của chủ ngân hàng), The New York Times đã gọi tác giả là “vị kiến trúc sư về lịch sử vĩ đại nhất được biết đến trong nhiều thập kỷ” và chọn bản gốc bìa mềm là một trong những Cuốn sách Đáng chú ý của năm.
Nhận xét của độc giả uy tín:
“Một bức tranh chi tiết của Chernow, sự kết hợp đến khó tin của tội lỗi và thánh thiện, một bức chân dung nhân đạo, hấp dẫn và công bằng tuyệt đối về một nhân vật có năng lượng và hoài bão siêu nhiên.” - People Titan “Khi lịch sử đưa ra phán quyết cuối cùng về John D. Rockefeller, có lẽ những cống hiến mà ông dành cho nghiên cứu sẽ được coi như một dấu mốc quan trọng trong sự tiến bộ của nhân loại… Khoa học hiện đại chịu ơn người đàn ông giàu có, rộng lượng và sáng suốt này hệt như nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng chịu ơn sự bảo hộ của Giáo hoàng và Quân vương. Trong số những người đàn ông giàu có ấy, John D. Rockefeller có vai trò tối thượng.” WINSTON CHURCHILL “Bạn có thể đọc cuốn sách như ngắm một bức chân dung đầy cảm thông về một con người phức tạp, kỳ bí, một chặng đường lịch sử của kinh doanh, một trận chiến pháp lý, hay chỉ đơn giản là một câu chuyện hư cấu tuyệt vời.” - Business Week “Một cuốn tiểu sử xứng đáng với tượng đài gã khổng lồ đích thực.” - The Economis
Mời các bạn đón đọc!