Trạm Đọc Official | Danh Hoạ Claude Monet
$31.99 USD$37.00 USD14% off
Không một nghệ sĩ thế kỷ XX nào không dành lòng kính trọng và tôn vinh tới Claude Monet, nhà tiên phong, người dẫn dắt phong trào nghệ thuật lớn nhất thời đại của mình – hội họa Ấn tượng. Qua những phân tích và minh họa về 45 kiệt tác lớn nhất của Claude Monet, chúng ta sẽ hiểu vì sao cho đến tận ngày nay, ông vẫn nằm trong số các danh họa được công chúng yêu thích nhất.
Với mỗi tác phẩm xuất sắc được giới thiệu trong cuốn sách này, hãy khám phá:
- Những lý do khiến nó trở thành một kiệt tác “không thể chối cãi”;
- Những hoàn cảnh sáng tác, nơi chốn và ngày tháng thực hiện;
- Những giải thích về kỹ thuật vẽ mà họa sĩ sử dụng;
- Những chìa khóa để hiểu điều mà nghệ sĩ muốn thể hiện,
- Những chi tiết về kích thước, phương tiện, chất liệu và nơi lưu giữ,
- Những lời trích dẫn gợi ra tầm quan trọng của tác phẩm trong lịch sử nghệ thuật.
Với lối trình bày rõ ràng, mạch lạc, chia làm hai phần: cuộc đời danh họa và những kiệt tác, cuốn sách sẽ dành cho những người yêu thích danh họa Claude Monet và muốn tìm hiểu, tra cứu thông tin nhanh chóng về cuộc đời ông, cùng 45 kiệt tác mà ông đã để lại.
Cuốn sách nằm trong bộ sách về các tác giả và tác phẩm hội họa nổi tiếng, thuộc tủ sách nghệ thuật của Omega+, mua bản quyền từ NXB Larousse danh tiếng của Pháp.
Trích đoạn hay:
1. Năm 1872, trong một lần lưu lại thành phố Le Havre, trong vài giờ Monet đã phác thảo một bức vẽ có kích thước khiêm tốn, thoạt tiên có tên là Biển (Marine) và có vẻ không được ông coi trọng. Hai năm sau đó, khi bức tranh được trưng bày trước công chúng tại triển lãm [do Nadar tổ chức] này, dưới tiêu đề Ấn tượng, Mặt Trời mọc (Impression, soleil levant), nó đã gây cười cho giới phê bình, bài bình luận nổi tiếng nhất vẫn là của Louis Leroy, nhà báo của tờ Charivari, trong phóng sự ngày 28 tháng 4 với nhan đề “Triển lãm của những nghệ sĩ Ấn tượng”:
Ồ! Đó là một ngày khó nhằn, khi tôi mạo hiểm đến cuộc triển lãm đầu tiên trên đại lộ Les Capucines cùng với Joseph Vincent, họa sĩ vẽ tranh phong cảnh, học trò của Bertin, người được nhiều chính phủ trao tặng huy chương và huân chương! Một kẻ liều lĩnh đã đến đó mà không chút hoài nghi; ông ấy nghĩ sẽ được xem những bức tranh giống như ở bất cứ nơi đâu, đẹp và xấu, xấu nhiều hơn là đẹp, nhưng không hề các chuẩn tắc nghệ thuật, đến việc tôn thờ các mẫu hình và sự kính trọng đối với các bậc thầy. [] Một thảm họa chắc chắn sắp xảy ra, và ngài Monet là người giáng cho ông ấy [Joseph Vincent] đòn cuối cùng. – À! Đây rồi, đây rồi! Ông ấy hét lên trước bức tranh số 98. Tôi đã nhận ra bức yêu thích nhất của Vincent! Bức tranh này vẽ gì vậy? Hãy thử xem trong tập sách nhỏ này – Ấn tượng, Mặt Trời mọc. Ấn tượng, hẳn là vậy. Tôi tự nhủ, vì tôi ấn tượng với bức tranh này, nên chắc hẳn có điều ấn tượng trong đó… và cách làm thật là tự do, thật dễ dãi! Một bản vẽ phác thảo thậm chí nhìn còn hoàn thiện hơn là bức tranh cảnh biển kia!
Thế là trường phái Ấn tượng được khai sinh! (tr.17-18)
2. Một giai thoại nổi tiếng kể rằng vào một buổi sáng cuối hè đẹp trời năm 1890, họa sĩ nhờ Blanche Hoschedé mau tìm cho ông một tấm vải mới do ánh sáng ở đống cỏ khô mà ông đang vẽ đã thay đổi, vì vậy đã thay đổi cả màu sắc. Trong những năm cuối đời, bản thân họa sĩ vẫn giữ gìn sự diễn giải thi vị này. Một lá thư Monet gửi cho Gustave Geffroy ngày 7 tháng 10 năm 1890 đưa ra một bằng chứng còn rõ ràng hơn: “Tôi cố gắng rất nhiều, tôi kiên trì tạo ra một loạt các hiệu ứng khác nhau (của các đống cỏ khô), nhưng tại thời điểm đó, Mặt Trời lặn rất nhanh đến nỗi tôi không thể bắt kị Tôi trở nên chậm chạp, điều này khiến tôi thất vọng, nhưng càng đi tôi càng thấy mình cần nỗ lực rất nhiều để thể hiện được cái tôi đang tìm kiếm: sự tức thời, đặc biệt là không khí bao trùm, cùng một thứ ánh sáng lan tỏa khắp nơi”. (tr.10)
3. “Tôi nhìn thấy màu xanh da trời, nhưng tôi không thể nhìn thấy màu đỏ, không thể nhìn thấy màu vàng nữa; nó làm tôi khó chịu khủng khiếp vì tôi biết rằng những màu này tồn tại; bởi vì tôi biết rằng trên bảng màu của tôi có màu đỏ, vàng, có một màu xanh lá cây đặc biệt, một màu tím nhất định; tôi không còn nhìn thấy chúng như khi tôi đã thấy chúng ngày trước nữa, mặc dù tôi nhớ rất rõ màu sắc mà chúng mang lại”. (bác sĩ Jacques Mawas thuật lại lời của Monet, tr.29)
4. Làm sao có thể không đề cập ở đây ảnh hưởng dễ thấy của nghệ thuật nhiếp ảnh vừa mới ra đời, ít nhất là khi nói đến khung hình? Cách lựa chọn khung hình này khiến người ta nghĩ đến nhiếp ảnh, thứ được coi là “thư pháp của ánh sáng” do Nicéphore Niepce phát minh vài thập kỷ trước đó. Cuối cùng, bức tranh này khẳng định sự tự do của mặt phẳng vẽ, không thật sự có sự phân cấp giữa các lớp cảnh, và màu sắc là nét quyến rũ duy nhất. (tr.36)
5. Phương thức của nghệ sĩ chưa hề có tiền lệ trong lịch sử; các họa sĩ cổ điển “chế tác” phong cảnh của họ, những người Lãng mạn thì mơ về chúng. Monet lên ý tưởng, thiết kế và tạo ra chúng trong khu vườn của mình, để sau đó ông chỉ việc vẽ. Do đó, ông hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chủ thể để tái hiện, mà không lo lệ thuộc vào thiên nhiên. (tr.121)
6. Trong tất cả các đặc tính tiền thân của nghệ thuật của Monet, nguyên tắc lặp lại dễ dàng thắng thế. Một nguyên tắc, dựa trên sự đa dạng của các hình khối tự nhiên, tìm kiếm những thứ đảm bảo sự thống nhất của nó. Do đó, dưới nét cọ của họa sĩ, một học thuyết ca tụng đồng thời sự tràn ngập các hình mẫu tự nhiên và sự cạn kiệt khả năng trang trí đã nảy sinh; báo trước nền nghệ thuật môi trường lần thứ hai của thế kỷ XX, các tác phẩm cuối cùng mang đến cho người xem cảm giác được đắm chìm trong một vũ trụ hỗn loạn và đơn nhất đầy nghịch lý. Nói tóm lại, một sự sống động. (tr.123)
Câu Quote hay:
1. “Chủ thể chỉ là phụ; cái tôi muốn tái dựng là những gì diễn ra giữa tôi và chủ thể.” (Monet, tr.41)
2. “Nghệ thuật biến mất, im tiếng và ta chỉ còn thấy chính mình trong sự hiện diện của một thiên nhiên sống động đã hoàn toàn bị chinh phục và chế ngự bởi người họa sĩ phi thường này.” (tr.54)
3. “Tôi chỉ nhìn vào những gì vũ trụ bày ra trước mắt để làm chứng cho vũ trụ bằng cọ vẽ của tôi.” (Monet, tr.120)
Về tác giả:
GÉRARD DENIZEAU (25/10/1953)
Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, nhà âm nhạc và cây viết người Pháp với rất nhiều tác phẩm thuộc đủ thể loại: tiểu thuyết, thơ ca, báo chí, sách về mỹ thuật và âm nhạc.
Ông từng làm giáo viên trung học (từ năm 1978 tại Lons-le-Saunier), giảng viên tại Đại học Lorraine (từ năm 1984), giảng viên âm nhạc tại Đại học Paris 4 (từ năm 1992) và tại Trung tâm Đào tạo Nghệ thuật cao cấp CRR-Paris 4 (từ năm 2004).
Gérard Denizeau đã dành nhiều năm trong sự nghiệp viết lách để cống hiến cho sự bảo tồn những di sản quý báu của nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung.