Tiền Bạc Và Lý Trí: Hãy là người kiểm soát tài chính khôn ngoan
Hầu hết mọi người tin rằng họ hiểu về bản chất của tiền, nhưng thực tế, họ chỉ biết một phần nhỏ. Đã từng mua hàng giảm giá chỉ vì chúng đang được "sale" mà quên rằng họ đã rơi vào bẫy của các doanh nghiệp. Cuốn sách "Tiền Bạc và Lý Trí" giải thích các chiêu thức này và làm sáng tỏ bản chất của đồng tiền và hành vi tiêu dùng không kiểm soát của chúng ta.
Đôi nét về tác giả Dan Ariely
Tác giả của cuốn sách này là Dan Ariely, một giáo sư tâm lý học trường James B.Duke, đồng thời cũng là người sáng lập Trung tâm nhận thức nâng cao, nơi mà ông đã từng miệt mài ngày đêm để tìm ra những sai lầm mà chúng ta đã gặp phải khi xử trí với thời gian, tiền bạc.
Bên cạnh đó, còn có Jeff Kreisler, một luật sư nổi tiếng đã chuyển hướng sự nghiệp sang lĩnh vực văn học và đã tham gia vào nhiều dự án khác nhau. Ông đã cùng với Dan Ariely đồng tác giả cuốn sách này.
Tác giả Dan Ariely – giá sư tâm lý học kiêm nhà sáng lập Trung tâm nhận thức nâng cao (Nguồn: Internet)
Nội dung của cuốn sách Tiền bạc và lý trí
“Tiền bạc và lý trí” là 1 trong 4 cuốn sách trong trọn bộ Tâm lý học của tác giả Dan Ariely. Câu chuyện xoay quanh những vấn đề về tiền và giải đáp tâm lý của người tiêu dùng.
Nội dung tổng quan
Nội dung cốt lõi của cuốn sách khám phá mối quan hệ giữa hành vi con người và tiền bạc. Bằng cách chúng ta sử dụng tiền theo thói quen mà không có sự cân nhắc, chúng ta dễ dàng mất kiểm soát và có cách nhìn nhận không khắt khe về tiền bạc.
Tổng quan, sách nhấn mạnh vào nỗi đau khi chúng ta chi tiêu. Dù là chi tiêu ít hay nhiều, điều quan trọng là chúng ta cảm nhận được hậu quả của việc chi tiền, từ đó nhận thức trách nhiệm của mình đối với tiền bạc mà chúng ta kiếm được.
Nội dung chi tiết
Cuốn sách Tiền bạc và lý trí là một cuốn sách hay nên đọc, gồm có 3 phần, chia thành 18 mục lục và những ghi chú và mục chỉ ở cuối sách.
- Phần 1: Tác giả chỉ ra cho chúng ta thấy bản chất và giá trị của tiền. Nó gắn liền với mọi nhu cầu của chúng ta, và còn là cách mọi người xung quanh đối với chúng ta. Từ xa xưa, tiền bạc chính là thước đo, phân chia xã hội thành các tầng lớp giàu – nghèo. Trong thời đại ngày nay, nó lại càng quan trọng hơn, không chỉ là phương tiện trao đổi qua lại, mà còn là công cụ để định giá của món hàng hóa, dịch vụ. Tiền giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, dễ dàng hơn, nhưng cũng chính là con dao hai lưỡi nếu không biết chi tiêu hợp lý.
- Phần 2 đề cập đến những cái bẫy mà chúng ta gặp phải khi sử dụng tiền bạc.
- Tình huống thường gặp nhất chính là mua hàng sale, hàng giá rẻ. Hàng hóa vừa đắt tiền vừa tốt, lại đi cùng với nhiều ưu đãi trong dịp sale khiến bạn tin rằng mình đang lãi. Các doanh nghiệp đánh vào điểm yếu này của khách hàng để tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tuy nhiên, dù mua dịp sale hay dịp thường thì giá bán cũng như nhau, chỉ khác cái cách mà doanh nghiệp định giá. Hay nói cách khác, giá trị của món hàng tùy thuộc vào cách mà chúng ta định giá món đồ đó. Cũng chính tâm lý mua hàng giá rẻ, dẫn đến việc tiêu tiền theo cảm xúc, không nhìn nhận được lợi ích và giá trị thực sự của nó.
- Một giả thiết khác được đề cập trong sách, tại sao chúng ta lại thích mua hàng qua credit card (thẻ tín dụng) thay vì tiền mặt. Tác giả Dan Ariely nói rằng, khi giữ tiền trong tay, khi mua món hàng dù đắt hay rẻ chúng ta đều cảm nhận được sự hao hụt, tiếc nuối. Trong khi đó, mua hàng qua thẻ tín dụng không mang lại cảm giác tương tự. Tuy nhiên, thanh toán qua thẻ tín dụng cũng là con dao hai lưỡi, nếu vượt quá khoản chi trả, tài sản của bạn sẽ sinh ra khoản nợ. Bên cạnh đó, trong sách còn đưa ra nhiều giả thuyết khác như hiệu ứng chim mồi, mỏ neo…
- Phần 3 – Học cách kiểm soát dòng tiền: Tiền có thể mang lại giá trị cho bạn nhưng chính bạn mới là người có thể định hướng mục tiêu mà tiền hướng đến. Học cách kiểm soát dòng tiền, bạn sẽ trở thành người giàu có. Trong sách Tiền bạc và lý trí khuyên rằng, không biết thu nhập của bạn bao nhiêu, nhưng hãy học cách tiết kiệm mỗi tháng, đừng vung tay quá trán bởi càng tiết kiệm, bạn sẽ giúp tương lai cũng mình được an nhàn hơn. Bất kể là khi nào, trước khi mua một món hàng hóa, hãy dùng lý trí để quyết định xem nó thật sự có đáng hay không. Đừng chi tiêu vô tội vạ, để ảnh hưởng đến tương lai của bản thân.
Những câu nói hay từ sách
Trong cuốn sách này, tác giả Dan Ariely đã đề cập đến tâm lý và nhìn nhận của con người với tiền. Hãy cùng điểm qua những câu nói ấn tượng nhất của ông nhé!
- “Tại sao chúng ta thoải mái trả quá nhiều cho một thứ gì đó ở hiện tại chỉ vì chúng ta đã trả quá cao cho nó trong quá khứ ?”
- “Tại sao chúng ta dễ dàng trả 4 đô-la cho một lon soda vào kỳ nghỉ, nhưng lại không chi hơn 1 đô-la cho lon cùng loại tại cửa hàng tạp hóa địa phương?”
- “Thông thường, khi nói đến tiền, chúng ta thường nghĩ về những con số, giá trị, nhưng khi thực sự sử dụng tiền của mình, thì chúng ta lại dựa trên cảm xúc hơn lý trí.”
- “Nỗi đau trả tiền lẽ ra phải khiến chúng ta ngưng đưa ra những quyết định chi tiêu đau đớn. Nhưng thay vì chấm dứt nỗi đau, chúng ta – với sự “giúp đỡ” của các “dịch vụ” tài chính như thẻ tín dụng – phát minh ra đủ cách để giảm bớt nỗi đau.”
Bài học rút ra từ sách
Sau khi đọc cuốn sách này, bài học quan trọng không phải là dẫn chúng ta đến sự giàu có, mà là khuyến khích chúng ta suy nghĩ và nhận thức sâu hơn về cách tiêu tiền.
Khi mua sắm, hãy đặt lý trí lên hàng đầu thay vì để cảm xúc chi phối. Điều này giúp chúng ta đưa ra quyết định thông minh, tránh lãng phí và mua những vật dụng thực sự cần thiết.
Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, để kiểm soát tài chính và làm chủ bản thân, điều quan trọng là phải sử dụng lý trí đúng lúc. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể sống thoải mái và không áp đặt bởi áp lực của tiền bạc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cuốn sách Tiền bạc và lý trí của tác giả Dan Ariely mà Tiki Blog muốn giới thiệu hôm nay. Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp chúng ta có nhận định đúng hơn về cách hoạt động của đồng tiền. Hãy biết cách kiểm soát đúng lúc, đừng để tâm lý bị cuốn theo những chiêu thức bán hàng. Hãy là một người tiêu dùng thông minh và biết làm chủ chính mình.
SHARE
0 comment
Be the first to comment